Ngành công nghiệp thép Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021
06/12/2021
Việt Nam là nước phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu (quặng sắt, than mỡ để luyện cốc, thép phế,…) nên giá nguyên liệu đã có ảnh hưởng nhiều đến giá thép trong nước cũng như trên toàn thế giới.
Vietnam steel industry in the first 6 months of 2021
TS NGUYỄN VĂN SƯA
1. TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covit 19 năm 2020, ngành thép thế giới trong 6 tháng đầu năm 2021 đã đạt được mức tăng trưởng rất ấn tượng. Sản lượng thép thế giới trong giai đoạn này đã đạt 1.003,9 triệu tấn, tăng 14,4 % so với cùng kỳ năm 2020. Tình hình kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 cũng tương tự. Tăng trưởng GDP đạt 5,64 %, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP của 6 tháng đầu năm 2020 (1,82 %). Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 8,36 %, trong đó công nghiệp tăng 8,91% và xây dựng tăng 5,59 %. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội theo giá hiện hành ước đạt 1.196,7 triệu tỷ đồng, tăng 7,2 % so với cùng kỳ năm trước. Đây là những cơ sở tốt cho ngành thép tăng trưởng. Trong 6 tháng đầu năm 2021 giá nguyên liệu cho sản xuất thép trên thế giới tăng rất mạnh. Việt Nam là nước phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu (quặng sắt, than mỡ để luyện cốc, thép phế,…) nên giá nguyên liệu đã có ảnh hưởng nhiều đến giá thép trong nước cũng như trên toàn thế giới.
2. THỊ TRƯỜNG NGUYÊN LIỆU THẾ GIỚI
Giá của các loại nguyên liệu cho ngành thép trên thị trường thế giới trong 6 tháng đầu năm 2021 đã tăng ở mức rất cao, đặc biệt là giá quặng sắt. Giá quặng sắt trung bình trong tháng 12/2020 là 160 USD/t CFR tại cảng Thiên Tân ngay từ những tháng đầu năm 2021 đã tăng rất mạnh và đạt đỉnh cao nhất mọi thời đại vào ngày 12 tháng 5 với giá 232,5 USD/t (theo SteelHome). Sau đó giá quặng sắt đã giảm nhưng vẫn ở mức cao. Cuối tháng 6 giá quặng sắt ở mức 214 USD/t. Giá than mỡ luyện cốc tháng 12/2020 khoảng 94 USD/t FOB tại cảng Úc thì đến cuối tháng 6/2021 tăng lên 200 USD/t. Giá thép phế đầu năm khoảng 475 USD/t CFR tại Đông Á cho loại HMS ½ 80:20 đến tháng 6 tăng lên 518 USD/t. Diễn biến giá các loại nguyên liệu cho ngành thép được nêu trên hình 1. Vì phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu từ nước ngoài nên giá thành sản phẩm thép của nước ta chịu ảnh hưởng rất nhiều vào thị trường nguyên liệu thế giới.
(Nguồn: Hiệp hội Sắt thép Việt Nam)
Số lượng nguyên liệu nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm 2021 gồm:
- Quặng sắt: 10,5 triệu tấn
- Than mỡ luyện cốc: 3,8 triệu tấn
- Thép phế: 3,45 triệu tấn
3. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
3.1. Sản xuất gang
Sản lượng gang 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt khoảng 7.445.000 tấn, tăng 20 % so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng gang tăng mạnh đã giúp cho sản lượng thép thô cũng tăng mạnh.
3.2. Sản xuất thép thô
Sản xuất thép thô (bao gồm cả billet, bloom và slab) trong 6 năm 2021 đạt 11.287.259 tấn, tăng 15,7 % so với cùng kỳ năm 2020. Nhóm 5 nhà sản xuất thép thô lớn nhất trong nước là:
- Hòa Phát: 045.789 tấn
- Formosa: 244.170 tấn
- Thép Miền Nam: 725 tấn
- Pomina: 003 tấn
- Shengli (Việt-Mỹ): 090 tấn
3.3. Sản xuất và tiêu thụ thép thành phẩm
Thép xây dựng
Sản lượng thép xây dựng (bao gồm thép thanh, thép cuộn và thép hình) 6 tháng đầu năm 2021 đạt 6.325.811 tấn, tăng 12,1 % so với cùng kỳ năm 2020. Về tiêu thụ, 6 tháng đầu năm nay lượng thép xây dựng tiêu thụ được 6.016.276 tấn, tăng 9 % so với cùng kỳ năm trước. Nhóm 5 thị phần thép xây dựng trong 6 tháng đầu năm 202:
- Hòa Phát: 1.838.132 tấn, chiếm 34,6 %
- VNSteel: 579 tấn, chiếm 15,6 %
- Formosa: 430 tấn, chiếm 7,8 %
- Vina-Kyoei: 787 tấn, chiếm 7,7 %
- Pomina: 823 tấn, chiếm 5,8 %
Thép cuộn cán nóng (HRC)
Sản lượng thép cuộn cán nóng 6 tháng đầu năm 2021 đạt 3.491.832 tấn, tăng 115 % so với cùng kỳ năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm nay, Công ty CP Thép Hòa Phát – Dung Quất đã sản xuất được 1.257.412 tấn HRC, góp phần vào tăng trưởng cũng như giảm lượng nhập khẩu loại mặt hàng này. Về bán hàng đạt 3.667.464 tấn, tăng 125,9 % so với cùng kỳ năm trước. Lượng thép cuộn cán nóng sản xuất đã giúp chúng ta giảm nhập khẩu vì trước đây chúng ta phải nhập khẩu 100 % loại sản phẩm này. Thép cuộn cán nóng trong năm nay cùng với thép cuộn cán nguội và tôn mạ là động lực chính của sự tăng trưởng của ngành thép thép Việt Nam.
Thép cuộn cán nguội (CRC)
Sản xuất thép cuộn cán nguội trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2.747.355 tấn, tăng 42,4 % so với cùng kỳ năm 2020. Đây là một trong những loại sản phẩm có mức tăng trưởng nhiều nhất của ngành thép Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021. Về bán hàng, lượng thép cuộn cán nguội tiêu thụ trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.290.791 tấn (chưa kể thép cuộn cán nguội của Tập đoàn Hoa Sen và Tôn Đông Á được dùng trong nội bộ để sản xuất tôn mạ và tôn màu khoảng 1,3 triệu tấn), tăng 26,8 % so với cùng kỳ năm trước .
Thép ống hàn
Sản lượng thép ống hàn 6 tháng đầu năm 2021 đạt 1.199.840 tấn, tăng 11,1 % so với cùng kỳ năm 2020. Về bán hàng ống thép hàn đạt 1.243.631 tấn, tăng 11,6 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 215.829 tấn. Nhóm 5 thị phần thép ống hàn:
- Hòa Phát: 249 tấn, chiếm 30,1 %
- Hoa Sen: 837 tấn, chiếm 21,4 %
- Minh Ngọc: 200 tấn, chiếm 8,2 %
- Nam Kim: 358 tấn, chiếm 7,6 %
- TVT: 81.308 tấn, chiếm 6,5 %
Tôn mạ và tôn màu
Sản lượng tôn mạ và tôn màu 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2.861.213 tấn, tăng 46,8 % so với cùng kỳ năm 2020. Sở dĩ sản lượng tôn mạ và sơn phủ màu năm nay tăng mạnh vì có thêm 2 nhà sản xuất vào hoạt động (Pomina và Hòa Phát) với sản lượng 0,7 triệu tấn. Về bán hàng, tổng lượng tôn mạ và tôn màu bán được trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2.537.127 tấn, tăng 43,7 % so với cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt số lượng xuất khẩu tôn mạ và sơn phủ màu đạt 1.459.398 tấn, chiếm tới gần 57,5 % tổng số bán hàng. Vì vậy, trong bối cảnh xuất khẩu khó khăn do trào lưu bảo hộ mậu dịch trên thế giới đang dâng cao, chúng ta cần tăng cường bảo vệ thị trường trong nước để duy trì tăng trưởng của ngành hàng này. Nhóm 5 thị phần tôn mạ và sơn phủ màu trong 6 tháng đầu năm 202:
- Hoa Sen: 073 tấn, chiếm 36,7 %
- Nam Kim: 867 tấn, chiếm 16,6 %
- Tôn Đông Á: 270 tấn, chiếm 14,7 %
- Tôn Hòa Phát: 952 tấn, chiếm 6,3 %
- TVP: 146.338 tấn, chiếm 5,7 %
Tổng hợp các loại sản phẩm thép Tổng các loại sản phẩm thép sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 16.626.051 tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020. Về bán hàng các loại sản phẩm thép trong 6 tháng đầu năm năm 2021 đạt 14.755.289 tấn, tăng 35 % so với cùng kỳ năm 2020 (bảng 1).
3.4. Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu
Nhập khẩu thép về Việt Nam trong tháng 6/2021 đạt 1,12 triệu tấn với kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng 18,13 % về lượng và tăng 25,73 % về trị giá so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giảm 5,65 % về lượng nhưng tăng 75,16 % về giá trị.
Bảng 1: Sản xuất và tiêu thụ thép trong 6 tháng đầu năm 2021 Đơn vị tính: tấn
Ngành hàng | 6 tháng đầu năm 2021 | So với cùng kỳ năm 2020, % | ||
Sản xuất | Tiêu thụ | Sản xuất | Tiêu thụ | |
Thép xây dựng | 6.325.811 | 6.016.276 | +12,1 | +9 |
Thép HRC | 3.491.832 | 3.667.464 | +115 | +125,9 |
Thép CRC | 2.747.355 | 1.290.791 | +42,4 | +26,8 |
Thép ống hàn | 1.199.840 | 1.243.631 | +11,1 | +11,6 |
Tôn mạ và màu | 2.861.213 | 2.537.127 | +46,8 | +43,7 |
Tổng | 16.626.051 | 14.755.289 | +37 | 35 |
Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu thép về Việt Nam là 7,09 triệu tấn với trị giá trên 5,78 tỷ USD, tăng lần lượt 5,92 % về lượng và 44,12 % về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu
Tháng 6/2021, xuất khẩu thép của Việt Nam đạt 1,02 triệu tấn, tăng 4,28 % so với tháng trước và tăng 15,86 % so với cùng kỳ năm 2020 về sản lượng xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu đạt hơn 930 triệu USD tăng 11,68 % so với tháng 5/2021 và tăng hơn 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm 2021 Việt Nam xuất khẩu thép đạt 5,88 triệu tấn, với trị giá đạt 4,52 tỷ USD đến hơn 20 quốc gia và khu vực trên thế giới, trong đó, các thị trường xuất khẩu chính là ASEAN, EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, v.v.. Tình hình xuất khẩu thép các tháng và số lượng xuất khẩu sang các thị trường trong 6 tháng đầu năm 2021 được nêu trên hình 2 và 3.