Điều lệ & Quy chế
ĐIỀU LỆ
HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÚC – LUYỆN KIM VIỆT NAM
(ban hành theo Quyết định số 57/2003/QĐ-BNV
ngày 17/9/2003 của Bộ Nội Vụ, đã đăng trên
Công báo số 157, ngày 25/09/2003)
–***–
Hà Nội, tháng 9 năm 2003
ĐIỀU LỆ
HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÚC – LUYỆN KIM VIỆT NAM
CHƯƠNG I – TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. – Hội Khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của công dân và tổ chức Việt Nam hoạt động về khoa học – kỹ thuật trong ngành đúc, luyện kim, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cán kéo ép kim loại, vv…Hội tự nguyện là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Điều 2. – Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết; giúp đỡ nhau nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn, tuyên truyền phổ biến các kiến thức, tư vấn phản biện và giám định xã hội chuyên ngành nhằm phát triển ngành để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điều 3. – Hội hoạt động trong phạm vi cả nước; tuân thủ pháp luật Nhà nước. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng. Hội có tạp chí riêng, hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Hội đóng tại Hà Nội.
CHƯƠNG II – NHIỆM VỤ
Điều 4.- Hội có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Tập hợp, đoàn kết những người hoạt động khoa học – kỹ thuật trong ngành đúc, luyện kim, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cán kéo kim loại v.v…
- Giúp đỡ, hỗ trợ nhau nâng cao trình độ chuyên môn, cổ vũ các hoạt động sáng tạo, khuyến khích ứng dụng và đưa các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và đời sống
- Tuyên truyền, phố biên các kiến thức về chuyên môn.
- Tư vấn phản biện và giám định xã hội về khoa học – kỹ thuật và kinh tế – xã hội của ngành. Kiến nghị những biện pháp khoa học – kỹ thuật và kinh tế – xã hội để phát triển ngành.
- Tiến hành các hoạt động kinh tế – kỹ thuật theo pháp luật hiện hành.
- Hợp tác quốc tể với cá Hội chuyên ngành các nước và các tổ chức quốc tế tương ứng theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III – HỘI VIÊN
Điều 5.– Công dân Việt Nam ở trong và công dân Việt Nam ở nước ngoài hoạt động trong ngành đúc, luyện kim, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cán kéo ép kim loại v.v… hoặc những ngành có liên quan, tán thành điều lệ Hội, có nhiệt tình hoạt động cho Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội đều có thể được kết nạp làm hội viên của Hội khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam. Hội có Hội viên cá nhân, Hội viên tập thế và Hội viên tán trợ.
– Hội viên cá nhân là công dân Việt Nam tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ Hội, làm đơn gia nhập Hội và được kết nạp vào Hội.
– Hội viên tập thể là các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học – kỹ thuật, cơ sở giáo dục – đào tạo, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực Đúc – Luyện kim, tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ Hội, do người đứng đầu thay mặt làm đơn gia nhập Hội thì được kết nạp vào Hội.
– Hội viên tán trợ gồm người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài tán thành Điều lệ Hội, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của Hội thì được xem xét công nhận là hội viên tán trợ.
Ban chấp hành trung ương Hội quy định chi tiết các thủ tục kết nạp Hội viên.
Điều 6.- Hội viên có quyền:
– Thảo luận và biểu quyết mọi công việc của Hội, bầu cử và ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội, tham gia các tổ chức của Hội.
– Tùy theo điều kiện cụ thể và khả năng, Hội giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, bỗi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện các công trình nghiên cứu và phát minh các sáng kiến sáng chế.
– Đựợc hưởng các quyền lợi tinh thần và vật chất do Hội quy định.
– Được tham gia các Hội khác.
– Có quyền xin ra khỏi Hội.
Điều 7.- Hội viên có nhiệm vụ:
– Tôn trọng điều lệ của Hội, thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội, tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Hội, bảo vệ, nâng cao uy tín của Hội và phát triển hội viên mới.
– Tham gia các hoạt động của Hội, đóng Hội phí đầy đủ.
CHƯƠNG IV – TỔ CHỨC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG
Điều 8.- Nguyên tắc hoạt động của Hội. Hội hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, đoàn kết, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số.
Điều 9.- Tổ chức Hội gồm:
Ở Trung ương: Hội khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam.
Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Hội khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim tỉnh.
Ở cơ sở: Chi Hội chuyên ngành.
Ở tỉnh nếu có nhu cầu thì thành lập Hội khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim tỉnh. Việc thành lập Hội do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật. Hội khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim tỉnh tán thành Điều lệ của Hội khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam, làm đơn xin gia nhập thì được công nhận là Hội thành viên. Các Hội viên đều có Điều lệ riêng trên cơ sở tôn trọng Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam.
Điều 10.- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại học đại biểu toàn quốc của Hội, thường kỳ 5 năm họp một lần. Đại hội có nhiệm vụ:
– Thông qua báo cáo nhiệm kỳ và quyết định phương hướng nhiệm kỳ tới.
– Sửa đổi bổ sung điều lệ (nếu có).
– Bầu Ban chấp hành trung ương.
Thể thức bầu Ban chấp hành trung ương Hội do Đại hội quyết định
Điều 11.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành trung ương Hội:
– Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc Hội khoa học kỹ thuật Đúc – Luyên kim Việt Nam.
– Chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Hội khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội.
– Bầu các ủy viên Thường vụ Hội: bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký trong số các ủy viên Thường vụ Hội; bầu Ban kiểm tra gồm Trưởng ban và các ủy viên.
– Ban chấp hành trung ương Hội quyết định bổ sung hay miễn nhiệm ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội. Số lượng bổ sung ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội không vượt quá 15% tổng số ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội do Đại hội bầu ra.
– Ban chấp hành trung ương Hội họp thường kỳ một năm một lần. Nếu do điều kiện khách quan, thời gian họp Ban chấp hành trung ương Hội có thể chậm hơn nhưng không vượt quá ba tháng theo quy định.
– Ban Chấp hành trung ương Hội họp bất thường trong trường hợp có quá nửa số ủy viên Ban chấp hành trung ương Hội yêu cầu, hoặc theo đề nghị của Thường vụ Hội.
Điều 12.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường vụ Hội:
– Thực hiện nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Hội giữ hai kỳ họp Ban chấp hành trung ương Hội.
– Chỉ đạo các hoạt động của Hội theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể.
– Quyết định thành lập, giải thể các tổ chức, hội đồng khoa học thuộc Hội theo quy định của pháp luật. Bổ nhiệm các Trưởng ban chuyên môn, Tổng biên tập tạp chí và cán bộ phục trách các tổ chức trực thuộc.
– Quyết định khen thưởng và kỷ luật.
Thường vụ Hội họp thường kỳ ba tháng một lần. Nếu do điều kiện khách quan, thời gian họp Thượng vụ Hội có thể chậm hơn nhưng không vượt quá một tháng theo quy định.
Thường vụ Hội họp bất thường trong trường hợp có quá nửa số uy viên Thường vụ Hội yêu cầu, hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội.
Điều 13.- Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội, các Phó Chủ tịch.
Nhiệm vụ của Chủ tịch:
– Đại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.
– Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội, của hội nghị Ban chấp hành trung ương Hội và Thường vụ Hội.
– Bổ nhiệm nhân sự Văn phòng Hội.
– Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành trung ương Hội và toàn thể Hội thành viên và các hoạt động của Hội.
Các phó Chủ tịch Hội giúp việc Chủ tịch Hội, được Chủ tịch Hội phân công phục trách từng lĩnh vực và được ủy quyền điều hành công việc của Ban chấp hành trung ương Hội khi Chủ tịch vắng mặt.
Điều 14.– Văn phòng trung ương Hội
Văn phòng trung ương Hội có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
– Tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Ban chấp hành trung ương Hội và Thường vụ Hội.
– Bảo đảm thông tin thường xuyên trong nội bộ và quan hệ công tác của Hội với các cơ quan bên ngoài.
– Thực hiện công tác hành chình – lưu trữ của Hội. Quản lý tài sản của Hội.
– Thực hiện công tác tài vụ của Hội theo các quy định của pháp luật.
Điều 15.- Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thư ký:
Tổng thư ký là cán bộ chuyên trách của Hội giúp Chủ tịch Hội điều hành mọi công việc của cơ quan Hội. Tổng thư ký giải quyết các công việc hàng ngày, theo dõi tình hình hoạt động của các tổ chức trực thuộc Hội, thường xuyên báo cáo Thường vụ Hội và Chủ tịch Hội giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của Thường vụ Hội và Chủ tịch Hội.
Điều 16.- Ban kiểm tra do Ban chấp hành trung ương Hội bầu gồm Trưởng ban và các ủy viên. Ban kiểm tra có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Kiểm tra việc thực hiện điều lệ Hội, các nghị quyết của Ban chấp hành trung ương Hội và Thường vụ Hội.
– Kiểm tra hoạt động của Ban chấp hành, của Thường vụ và của các tổ chức trực thuộc Hội.
– Kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chình của Hội và các tổ chức trực thuộc Hội.
– Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu tố.
Ban kiểm tra họp thường kỳ 6 tháng một lần hoặc có thể họp bất thường theo đề nghị của Thường vụ Hội, Chủ tịch Hội hoặc của Trưởng ban kiểm tra.
CHƯƠNG V – TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN
Điều 17.- Nguồn thu nhập của Hội gồm có:
– Hội phí của hội viên (do Ban chấp hành quy định).
– Tài trợ của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
– Thu nhập từ hoạt động khoa học – kỹ thuật và kinh tế – kỹ thuật của Hội theo quy định của pháp luật.
Điều 18.- Tài chính và tài sản của Hội được quản lý theo chế độ tài chính của Nhà nước.
CHƯƠNG VI – KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
Điều 19.- Hội viên hoặc công tác viên của Hội có thành tích trong công tác Hội hoặc trong hoạt động khoa học – kỹ thuật sẽ được Hội khen thưởng, hoặc Hội đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng. Hình thức khen thưởng do Thường vụ Hội quy định.
Điều 20.- Hội viên vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Hội hoặc làm tổn hại đến danh dự của Hội sẽ bị thi hành kỷ luật từ phê bình, cảnh cáo đến khai trừ ra khỏi Hội.
Hình thức kỷ luật do Thường vụ Hội quy định.
CHƯƠNG VII – HIỆU LỰC THI HÀNH
Điều 21.– Bản điều lệ này có VII Chương, 22 Điều đã được Đại hội đại biểu tòan quốc Hội khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2003 và có hiệu lực khi được Bộ Nội Vụ phê duyệt.
Điều 22.– Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội mới có quyền sửa đổi bản Điều lệ này.