Trang chủ / Công trình nghiên cứu / Nâng cao cơ tính thép mangan cao nấu luyện từ sắt xốp trong lò điện cảm ứng trung tần
Nâng cao cơ tính thép mangan cao nấu luyện từ sắt xốp trong lò điện cảm ứng trung tần
23/04/2018
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu công nghệ nấu luyện và hợp kim hóa titan cho thép mangan cao 110Mn13Đ từ sắt xốp trong lò điện cảm ứng trung tần.
Improving the mechanical properties of high manganese steel produced from sponge iron in induction furnace
NGÔ QUỐC DŨNG *, PHẠM NGỌC DIỆU QUỲNH Viện Khoa học và kỹ thuật vật liệu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội. *Email: dung.ngoquoc@hust.edu.vn
MỞ ĐẦU
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu công nghệ nấu luyện và hợp kim hóa titan cho thép mangan cao 110Mn13Đ từ sắt xốp trong lò điện cảm ứng trung tần. Tổ chức tế vi của thép được nghiên cứu bằng kinh hiển vi điện tử quét và được đo độ cứng. Thép được kim hóa thêm 1 %Ti được có tổ chức nhỏ mịn với sự phân bố của TiC đồng đều trên nền austenit làm tăng độ cứng và khả năng chịu mài mòn cho sản phẩm. Độ cứng tế vi của thép đạt được tới 317 HB. Khi nấu luyện đã sử dụng đến 50 % sắt xốp của công ty Mirex theo công nghệ luyện kim phi cốc đầu tiên tại Việt Nam, giúp tăng cường phát triển công nghệ xanh cho ngành thép Việt Nam. Từ khóa: sắt xốp, thép mangan cao, lò điện cảm ứng trung tần, răng gầu xúc....ABSTRACT
This article presents results of research on the production technology of high-manganese steel 110Mn13Đ alloyed with titanium in medium frequency induction furnace. The microstructure of steel was studied using scan- ning electron microscopy and hardness measurement. Uniformly distribution of TiC on austenite matrix of 110Mn13Đ steel with 1 %Ti improves the hardness and abrasion resistance of the product. The hardness of the steel reaches 317 HB. Up to 50 % of Mirex sponge iron is used for production of steel by the first in Vietnam non-ferrous metallurgical technology to enhance green technology development for Vietnam steel industry. Key words: sponge iron, high manganese steel, medium frequency induction furnace, bucket tooth... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thép Hadfield được phát minh ra vào năm 1882 có thành phần carbon từ 1,0 % đến 1,4 % và 10 ÷ 14 % mangan với tỉ lệ từ 1 đến 10. Thép thường được sử dụng cho các bộ phận đường sắt, dao cắt và cho các thiết bị xử lý đá... Thép austenit mangan có độ bền, độ dẻo cao cùng với khả năng chịu mài mòn tốt. Tính chất cơ học của thép chịu ảnh hưởng trước hết bởi thành phần hóa học của mác thép và được quyết định bởi nguyên liệu sử dụng, quá trình hợp kim hóa và thiết bị nấu luyện. Các quy trình công nghệ đúc, nhiệt độ đúc, nhiệt luyện cũng đóng vai trò quan trọng đến với cơ tính của sản phẩm, giúp mở rộng và tăng cường hiệu quả sử dụng chủng loại thép này trong công nghiệp [1]. Nâng cao cơ tính, tăng tuổi thọ, khả năng chịu mài mòn của thép mangan cao vẫn luôn được quan tâm trong những năm gần đây. Ở các nước như Mỹ, Nga, Pháp, Nhật, người ta đưa ra những quy trình nấu luyện thép hợp kim Mangan cao, trong đó khống chế hàm lượng [P] ≤ 0,03 %. Ngoài ra, còn đưa thêm một số nguyên tố hợp kim vào thép mangan cao như: Mo, Cr, Ni, Ti, V...[2]. Các nguyên tố này tạo thành các hạt cứng trong nền austenit làm tăng tính chịu mài mòn khi va đập của thép này.Thép có độ bền cao hơn và chịu mài mòn hơn so thép Hadfield thông thường. Với công nghệ thép tiên tiến, các nước này tạo ra các sản phẩm có tuổi thọ rất cao và có sức cạnh tranh mạnh và đã được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quân sự - quốc phòng. Hiện nay, sử dụng sắt xốp của Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn do chưa có nghiên cứu cụ thể nào về chất lượng, tỷ lệ sắt xốp và hiệu quả sử dụng sắt xốp trong nấu luyện thép ở lò điện cảm ứng trung tần. Chính vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là thử nghiệm sử dụng sắt xốp của công ty Mirex Cao Bằng vào phối liệu cùng sắt thép phế và ferro mangan trong nấu luyện thép Mangan cao ở lò điện cảm ứng trung tần để có thể khẳng định hướng đi mới cho các nhà máy luyện kim. Việc sử dụng sắt xốp sẽ có 2 ý nghĩa quan trọng về vấn đề kinh tế và môi trường. Cụ thể là: - Sắt xốp là sản phẩm được hoàn nguyên không sử dụng than cốc nên việc sản xuất và sử dụng sắt xốp sẽ làm giảm lượng tiêu thụ than cốc trong công nghiệp luyện Điều này mang ý nghĩa rất lớn về vấn đề bảo vệ môi trường. Có thể nói sắt xốp là “sản phẩm xanh” của ngành thép. - Sắt xốp được sử dụng thay thế thép phế trong công nghệ luyện thép lò điện nhằm đem lại hiệu quả kinh tế [3]. Để chế tạo ra sắt xốp, người ta dùng phương pháp hoàn nguyên trực tiếp. Hoàn nguyên trực tiếp (DR) là công nghệ trong đó sắt kim loại được sản xuất bằng sự hoàn nguyên của quặng sắt hoặc ôxyt sắt ở nhiệt độ dưới điểm chảy của vật liệu bằng chất hoàn nguyên thể rắn, lỏng hoặc khí. Sản phẩm của công nghệ DR được gọi là sắt xốp hay sắt hoàn nguyên trực tiếp (DRI) hoặc sắt đóng bánh nóng (HBI) [4]. Hiện nay, sản lượng sắt xốp trên thế giới đạt hơn 80 triệu tấn. Trong đó, đứng đầu là công nghệ MIDREX với 63,2 triệu tấn, tiếp đó là công nghệ HYL với 16,2 triệu tấn [5]. 2. THỰC NGHIỆM Sắt xốp là sản phẩm khử ôxy của quặng sắt, khi khử ở nhiệt độ nhỏ hơn nhiệt độ biến mềm của quặng sắt thì ôxy mất đi và trong quặng còn tồn tại tổ chức rỗng tế vi, xốp nhẹ. Thành phần của nguyên liệu nấu thép trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Thành phần hóa học của nguyên liệu sử dụng (%)Phối liệu | C | Mn | Si | Ti | P | S | Fe |
Thép phế | 0,12 | 0,5 | 0,3 | - | ≤0,04 | ≤0,05 | Còn lại |
Sắt xốp | 0,33 | - | - | - | 0,1 | 0,03 | |
FeMn65 | 5 | 65 | 2 | - | 0,03 | 0,03 | |
FeSi72 | 0,5 | 0,7 | 72 | - | ≤0,05 | ≤0,04 | |
FeTi70 | 0,2 | 1 | 0,2 | 70 | 0,04 | 0,03 |
Mẫu | C | Si | Mn | P | S | Ti | Fe |
M1 | 1,13 | 0,69 | 12,21 | 0,07 | 0,01 | 0 | Còn lại |
M2 | 1,33 | 0,86 | 13,27 | 0,10 | 0,01 | 0,40 | |
M3 | 1,23 | 0,85 | 13,36 | 0,08 | 0,01 | 0,60 | |
M4 | 1,32 | 0,78 | 12,21 | 0,12 | 0,01 | 0,80 | |
M5 | 1,38 | 1,15 | 14,00 | 0,12 | 0,01 | 1,00 |
- W. Smith, A. Demonte and W.B.F. Mackay, Development of high manganese steels for heavy duty cast- to-shape applications, Materials Processing Technology, 2004, Vol. 153-154, pp. 589-595.
- Ashok Kumar SRIVASTAVA, Karabi DAS, In-situ synthesis and characterization of TiC-reinforced hadfield manganese austenitic steel matrix composite, ISIJ International, 49 2009, No. 9, pp. 1372–1377
- Krishna Kant Prasad,Hem Shankar Ray, Advances in rotary kiln sponge iron plant; New Age International Pvt Ltd Publishers (April 30, 2009).
- Anil Poonia and Shabina Khanam, Simulation of rotary kiln used in sponge iron process using ANN, International Journal of Engineering and Technology, Vol. 6, No. 2, April 2014.
- Jacques Astier, Évolution de la production de minerai de fer préréduit, Midrex de 2001et Authors address: Ngô Quốc Dũng - Mobile: (+84)989.091.568