Điều chỉnh chương trình đào tạo của Viện KH&KT vật liệu theo hướng hội nhập quốc tế
07/03/2018

Kể từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 1970 ngành thép nói riêng và ngành luyện kim nói chung đã có nhiều thay đổi. Đến nay sản lượng thép thế giới vẫn liên tục tăng lên, phân bố địa - luyện kim thế giới đã hoàn toàn khác.
To renew the training program of the School of Materials Science and Engineering, HUST
VIỆN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VẬT LIỆU
Trường ĐHBK HN
I. BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP VÀ LUYỆN KIM THẾ GIỚI
Kể từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 1970 ngành thép nói riêng và ngành luyện kim nói chung đã có nhiều thay đổi. Đến nay sản lượng thép thế giới vẫn liên tục tăng lên, phân bố địa - luyện kim thế giới đã hoàn toàn khác. Trước đây, các tập đoàn quốc gia dẫn đầu về thép là ở Anh, Pháp, Mỹ, Nga thì nay đã chuyển sang Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ. Tại trung tâm công nghiệp thế giới là Châu Âu thì sản lượng thép ngày càng giảm sút, thậm chí nhiều tập đoàn thép bị giải thể. Bức tranh đó thể hiện khá rõ qua thống kê về người làm việc trong lĩnh vực thép ở một số nước trên thế giới (bảng 1).
Từ đây, vấn đề đào tạo nhân lực cũng như nghiên cứu ở các cơ sở đào tạo và nghiên cứu cũng có nhiều thay đổi. Hầu hết các trường đại học hàng đầu thế giới về Luyện kim cũng đã định hướng rộng hơn là về đào tạo và nghiên cứu vật liệu, ví dụ trường Colorado of mining, trường Alabama ở Mỹ. Còn các trường không dẫn đầu về luyện kim trước đây thì không đào tạo và nghiên cứu về luyện kim nữa hoặc có thì nằm trong lĩnh vực về vật liệu. Việc điều chỉnh hướng nghiên cứu và đào tạo ở Massachusett Institute of Technology (MIT) của Mỹ cũng theo xu hướng chung của thế giới. Trong bảng 2 đã tập hợp những trường đại học hàng đầu về luyện kim trên thế giới cùng các chuyên ngành và định hướng chuyên sâu.
II. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH LUYỆN KIM VÀ VẬT LIỆU TRÊN THẾ GIỚI
Dưới đây sẽ phân tích mục tiêu đào tạo ngành luyện kim và vật liệu và các hướng nghiên cứu chuyên sâu. Cũng sẽ đề cập tới vấn đề thời gian đào tạo hiện nay đối với cấp đại học. Mô hình đào tào đại học hiện nay phản ánh mục tiêu và trình độ phát triển của các nước. Sự lựa chọn mô hình đào tạo cho mỗi nước phụ thuộc vào mức độ đáp ứng cân đối nhu cầu phát triển hội địa và khả năng toàn cầu hóa. Trong khi các nước phát triển hàng đầu (ví dụ nhóm G7) đặt mục tiêu “dẫn dắt”, thì các nước còn lại tập trung vào việc “hội nhập” và/hoặc “thỏa mãn” nhu cầu trong nước.
Bảng 1. Số việc làm trong công nghiệp thép của các nước trên thế giới (đơn vị: nghìn việc làm)
Nước | 1974 | 1990 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 |
Austria | 44 | 21 | 13 | 12 | 12 | 12 | 12 |
Belgium | 64 | 26 | 23 | 21 | 20 | 20 | 20 |
Denmark | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 |
Finland | 12 | 10 | 7 | 7 | 8 | 7 | 8 |
France | 158 | 46 | 39 | 38 | 38 | 38 | 39 |
FR Germany (1) | 232 | 125 | 86 | 82 | 80 | 78 | 77 |
Greece | 0 | 3 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
Ireland | 1 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Italy | 96 | 56 | 39 | 37 | 39 | 39 | 39 |
Luxembourg | 23 | 9 | 5 | 5 | 4 | 4 | 4 |
Netherlands | 25 | 17 | 12 | 12 | 12 | 12 | 12 |
Portugal | 4 | 4 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 |
Spain | 89 | 36 | 24 | 23 | 22 | 22 | 22 |
Sweden | 50 | 26 | 14 | 14 | 14 | 13 | 13 |
United Kingdom | 197 | 51 | 37 | 36 | 34 | 31 | 29 |
European Union | 996 | 434 | 306 | 293 | 290 | 280 | 278 |
Yugoslavia (2) | 42 | 69 | 17 | 17 | 17 | 15 | 15 |
Canada | 77 | 53 | 53 | 53 | 55 | 57 | 56 |
United States | 521 | 204 | 167 | 163 | 160 | 153 | 151 |
Brazil | 118 | 115 | 79 | 74 | 63 | 59 | 63 |
South Africa | 100 | 112 | 71 | 70 | 61 | 54 | 56 |
Japan | 459 | 305 | 240 | 230 | 221 | 208 | 197 |
Republic of Korea | n/a | 67 | 66 | 64 | 59 | 58 | 57 |
Australia | 42 | 30 | 21 | 20 | 20 | 24 | 21 |
World Production | 644 (3) | 770 | 750 | 799 | 777 | 789 | 848 |
Sau sự “sụp đổ” của hệ thống XHCN vào những năm chín mươi của thế kỷ trước, hệ đào tạo “tinh hoa” (Kỹ sư: 5-5,5 năm; TS: 3-4 năm) phổ biến ở châu Âu và các nước XHCN được thay thế dần bằng hệ đào tạo hướng “ứng dụng” (Cử nhân: 3,5-4 năm; Thạc sỹ: 1,5-2 năm; và TS: 3-4 năm) chủ yếu bắt nguồn từ Bắc Mỹ (bảng 2). Hiện nay hệ đào tạo thứ 2 đang áp đảo ở hầu hết các quốc gia. Rất ít nước (như LB Nga, Đức, Việt Nam, Ấn Độ, v.v...) áp dụng đồng thời cả hai hệ đào tạo kể trên (trong đó bậc đại học 5-5,5, năm vốn được xem tương đương với trình độ cao học). Sự tồn tại song hành hai hệ trên có thể phù hợp với giai đoạn “chuyển tiếp”. Xu thế nhất thể hóa hệ đào tạo là không thể cưỡng nổi trong những giai đoạn sau. Xu hướng “rộng hóa” ở trình độ cử nhân và trình độ thạc sỹ thể hiện rất rõ trong chương trình và tên ngành đào tạo của các trường đại học.
Trình độ tiến sỹ chỉ được thiết kế cho mục đích nghiên cứu của các trường và viện nghiên cứu, phù hợp với các định hướng và mục tiêu nghiên cứu - phát triển của mỗi quốc gia, theo hướng hẹp và chuyên sâu. Đối với ngành Luyện kim và Vật liệu, các chuyên ngành đào tạo tương ứng với các công nghệ đặc thù không còn thích hợp nữa. Thay vào đó là các ngành rộng hơn phân chia theo ba nhóm: - Nhóm kiến thức nền tảng: ví dụ như khoa học vật liệu, khoa học và công nghệ vật liệu, kỹ thuật/công nghệ luyện kim - Nhóm kỹ thuật cơ bản: ví dụ như kỹ thuật kiểm tra và đánh giá đặc trưng vật liệu, kỹ thuật vật liệu - Nhóm các vật liệu cốt lõi: ví dụ như vật liệu kim loại, gốm/ceramic, hữu cơ/polyme, vật liệu điện tử, vật liệu y sinh, vật liệu nano,...
III. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐHBK HN
3.1. Thực trạng về việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo (CTĐT) năm 2009
Do chậm cập nhật thông tin từ người học và các doanh nghiệp mà CTĐT trình độ cử nhân năm 2009 hoặc chưa đáp ứng thực tiễn, hoặc không theo ngành rộng, dẫn đến:
- Một số ngành đào tạo không có sinh viên để mở (ví dụ: Cơ kỹ thuật, Kỹ thuật vật liệu kim loại, Công nghệ kỹ thuật nhiệt-lạnh, Công nghệ hóa-lý, Kỹ thuật in, Vật lý kỹ thuật,...).
- Một số ngành có nhiều chuyên ngành nên các lớp bị chia nhỏ nên không đủ điều kiện đào tạo (ví dụ: Cơ khí động lực, Cơ khí chế tạo máy, Chất dẻo và compozit của ngành Sư phạm kỹ thuật, Công nghệ xenlulo và giấy, Vật liệu điện tử của ngành Kỹ thuật vật liệu, Kim loại màu và quý hiếm của ngành Vật liệu kim loại, Vật lý tin học của Vật lý kỹ thuật như thể hiện trên hình 1.
Chương trình đại học, cao học và tiến sỹ không liên thông nhau do được xây dựng độc lập vào các thời gian khác nhau trong khi một số chương trình có các môn học hoặc nội dung trùng lặp nhau. Một số nội dung trong các học phần hoàn toàn không được sử dụng cho các học phần tiếp sau đó (đặc biệt là các môn học cơ bản). Một số CTĐT sau đại học được xây dựng công phu, có chất lượng nhưng chưa bám sát nhu cầu nên thực tế không có học viên đăng ký thi tuyển hoặc không thu hút được học viên (ví dụ Vật liệu nano, Vật liệu điện tử, Vật lý kỹ thuật, Khoa học vật liệu, Vật liệu hạt nhân,...).

Về đánh giá kết quả học tập: Các học phần chuyên ngành, đặc biệt là các học phần thực hành và đồ án tốt nghiệp có điểm thi quá cao so với điểm thi các học phần cơ bản và cơ sở, chưa phản ánh đúng năng lực của sinh viên và không tạo sự phấn đấu, cạnh tranh giữa các sinh viên (hình 2).

3.2. Nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo
- Các CTĐT được thiết kế lại theo cách tiếp cận CDIO dựa trên chuẩn đầu ra (CĐR) (xác định nhu cầu đào tạo một cách khoa học và thực tế, xây dựng CĐR gắn liền với nhu cầu và yêu cầu của xã hội, người học và người sử dụng lao động). Không xây dựng quá nhiều CTĐT ở bậc đại học, nhất là các viện, ngành có số SV không nhiều, dẫn đến phân tán, không mở được ngành.
- CTĐT được thiết kế tổng thế, liên thông từ bậc đại học đến bậc sau đại học bởi một (01) Hội đồng biên soạn CTĐT, trong đó chương trình đại học là cấp bằng cử nhân (gồm Cử nhân kỹ thuật, Cử nhân công nghệ và Cử nhân khoa học) thiết kế theo thời gian 4 năm, CTĐT sau đại học gồm cấp bằng kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ. Cụ thể là:
- CTĐT cử nhân (bậc đại học) được thiết kế theo ngành rộng,
- CTĐT kỹ sư được thiết kế theo ngành hẹp có các chuyên ngành (sẽ xem kỹ sư là bậc SĐH).
- CTĐT cấp bằng thạc sĩ được thiết kế theo ngành rộng.
- CTĐT tiến sĩ theo chuyên ngành hẹp, chuyên sâu.
- Một số Viện có nhiều/quá nhiều chuyên ngành đào tạo bậc cử nhận nên xem xét để tập trung đào tạo ngành rộng.
- Xây dựng và phát triển CTĐT cần có đối chứng và so sánh với một CTĐT tương đồng của một trường có uy tín. Có 1 bản CTĐT bằng tiếng Anh để phục vụ truyền thông thu hút SV quốc tế. Mỗi học phần có một tài liệu tiếng Anh có thể sử dụng làm giáo trình; kèm tên đầy đủ tiếng Việt/tiếng Anh của ngành/chuyên ngành thống nhất để in trên văn bằng.
- CTĐT hệ đại học 4 năm với số lượng tín chỉ (TC) về cơ bản như cũ (tăng 2 TC ngoại ngữ chuyên ngành).
- Viện thành lập Hội đồng biên soạn CTĐT (có cả người ngoài trường). HĐ chịu trách nhiệm trong suốt quá trình triển khai đào tạo. Nhà trường tính toán mức kinh phí cần thiết để phát triển CTĐT và khoán cho các viện.
- Trường thành lập HĐ thẩm định CTĐT (có phản biện kín).
- Đề án sẽ hướng dẫn quy trình và cách thức xây dựng và phát triển CTĐT, qui định chung về khối lượng kiến thức tối thiểu cho các khối kiến thức của CTĐT, các định dạng chung của CTĐT. - Mô hình đào tạo được Hiệu trưởng kết luận tại cuộc họp với Lãnh đạo các viện là 4+1,5 và 4+1+1. Với mong muốn có một tỷ lệ SV dừng ở bậc đại học (cử nhân), hoặc học lên sau đại học theo hướng KS hoặc ThS.

3.3. Một số dự kiến thay đổi so với Chương trình đào tạo năm 2009
- Chương trình đào tạo đại học
- Khối kiến thức Giáo dục đại cương: + Một số học phần như Toán, Vật lý đại cương: cấp độ giảng dạy sẽ chia theo khoảng (3÷6) nhóm phù hợp với từng nhóm ngành đào tạo. + Đưa thêm (1÷2) học phần liên quan tới “Kỹ năng kinh tế - xã hội” bổ sung kiến thức xã hội, kỹ năng mềm, kiến thức chung về dự án, kỹ năng tổng hợp báo cáo và thuyết trình.
- Khối Giáo dục chuyên nghiệp: + Tăng cường các môn học có yêu cầu sinh viên tự chủ và phát huy sáng tạo trong chuyên ngành, ví dụ các môn dạng đồ án môn học, bắt buộc phải tự học nhiều, tăng được kỹ năng đọc và vận dụng, giảm số phòng học cần thiết trong học kỳ, giảm áp lực cơ sở vật chất. + Xem xét việc đưa các môn đồ án (project) vào ngay từ năm thứ 3, sau đó làm theo đến khi tốt nghiệp. + Tăng yêu cầu về CĐR ngoại ngữ (TOEIC 500) hoặc Aptis B1 (4 kỹ năng), + Tăng 2 TC tiếng Anh chuyên ngành để SV làm quen, có vốn từ và từ đó có thể tự tìm kiếm tài liệu tham khảo cho quá trình học chuyên ngành.
- Chương trình đào tạo sau đại học
- Xem xét việc cải tiến các môn thi đầu vào với thạc sỹ kỹ thuật theo hướng hữu ích đối với các đối tượng học: + Môn Toán + Môn cơ sở ngành tổng hợp phù hợp với các môn bổ sung + Môn Phương pháp nghiên cứu (lập và bảo vệ đề cương)
IV. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA VIỆN KH&KT VL
4.1. Thực trạng hiện nay
- Nhu cầu đào tạo thực sự có nhưng chưa có sự chủ động đầu tư cho đào tạo.
- Việc mở các chuyên ngành phụ thuộc vào lượng sinh viên có đăng ký học, lại thay đổi theo từng năm, không theo quy luật, nên công tác đào tạo gặp khó khăn.
- Cần sự quan tâm cụ thể của Nhà nước đối với một số ngành công nghiệp khuyến khích việc đào tạo.

- Số SV hàng năm thay đổi là do nhu cầu xã hội, nhưng cũng là do cách tuyển sinh của trường và Bộ GDĐT.


4.2. Điều chỉnh chương trình đào tạo của Viện KH&KT vật liệu
a) Mục tiêu
- Giải quyết mâu thuẫn về số chuyên ngành nhiều và số lượng sinh viên ít.
- Giúp công tác tổ chức và quản lý đào tạo được thuận lợi.

- Đáp ứng nhu cầu thực tế công nghiệp hiện nay và phù hợp xu hướng thế giới.
- Thu hút được người học với số lượng tuyển sinh hàng năm là (150-200) sinh viên.
b) Bậc đào tạo: theo mô hình của trường (hình 7), cụ thể là:
- Cử nhân kỹ thuật: đào tạo ngành rộng, chú trọng tới vật liệu kim loại.
- Kỹ sư: đào tạo chuyên ngành hẹp theo nhu cầu công nghiệp hiện nay.
c) Chương trình đào tạo: dự kiến cho ngành “Kỹ thuật vật liệu” nêu trong bảng 3
Bảng 3. Chương trình đào tạo dự kiến
Chương trình đào tạo ngành “Kỹ thuật vật liệu” | |||||||||
Cử nhân kỹ thuật (132 TC) | Kỹ sư (164 TC) | ||||||||
HK 1 | HK 2 | HK 3 | HK 4 | HK 5 | HK 6 | HK 7 | HK 8 | HK 9 | HK 10 |
Cơ bản | Cơ sở, cốt lõi ngành | Định hướng cử nhân | Chuyên ngành kỹ sư | ||||||
Kỹ thuật vật liệu | Công nghệ vật liệu | Kỹ thuật gang thép | |||||||
Vật liệu kim loại màu và compozit | |||||||||
Vật liệu và công nghệ đúc | |||||||||
Cơ học vật liệu và cán kim loại | |||||||||
Công nghệ xử lý nhiệt và bề mặt | |||||||||
Công nghệ vật liệu nano | Công nghệ vật liệu nano |
Ghi chú: - Có 1 CTĐT “Kỹ thuật vật liệu”(không ghi định hướng) - Cấp bằng: Cử nhân ngành “Kỹ thuật vật liệu” - Kỹ sư chuyên ngành “1 trong 6 chuyên ngành” Bảng 4. Thông tin về các trường đại học trên thế giới đào tạo ngành luyện kim và công nghệ vật liệu
(* xem thêm bảng 4 trên tạp chí)