ĐIỀU LỆ
HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT
ĐÚC – LUYỆN KIM VIỆT NAM
(ban hành theo Quyết định số 57/2003/QĐ-BNV
ngày 17/9/2003 của Bộ Nội Vụ, đã đăng trên
Công báo số 157, ngày 25/09/2003)
–***–
Hà Nội, tháng 9 năm 2003
ĐIỀU LỆ
HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÚC – LUYỆN KIM VIỆT NAM
CHƯƠNG I – TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. – Hội Khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp tự nguyện của công dân và tổ chức Việt Nam hoạt động về khoa học – kỹ thuật trong ngành đúc, luyện kim, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cán kéo ép kim loại, vv…Hội tự nguyện là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Điều 2. – Mục đích của Hội là tập hợp đoàn kết; giúp đỡ nhau nâng cao trình độ khoa học – kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn, tuyên truyền phổ biến các kiến thức, tư vấn phản biện và giám định xã hội chuyên ngành nhằm phát triển ngành để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Điều 3. – Hội hoạt động trong phạm vi cả nước; tuân thủ pháp luật Nhà nước. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng. Hội có tạp chí riêng, hoạt động theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Hội đóng tại Hà Nội.
CHƯƠNG II – NHIỆM VỤ
Điều 4.- Hội có các nhiệm vụ chính sau đây:
- Tập hợp, đoàn kết những người hoạt động khoa học – kỹ thuật trong ngành đúc, luyện kim, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cán kéo kim loại v.v…
- Giúp đỡ, hỗ trợ nhau nâng cao trình độ chuyên môn, cổ vũ các hoạt động sáng tạo, khuyến khích ứng dụng và đưa các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và đời sống
- Tuyên truyền, phố biên các kiến thức về chuyên môn.
- Tư vấn phản biện và giám định xã hội về khoa học – kỹ thuật và kinh tế – xã hội của ngành. Kiến nghị những biện pháp khoa học – kỹ thuật và kinh tế – xã hội để phát triển ngành.
- Tiến hành các hoạt động kinh tế – kỹ thuật theo pháp luật hiện hành.
- Hợp tác quốc tể với cá Hội chuyên ngành các nước và các tổ chức quốc tế tương ứng theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG III – HỘI VIÊN
Điều 5.– Công dân Việt Nam ở trong và công dân Việt Nam ở nước ngoài hoạt động trong ngành đúc, luyện kim, nhiệt luyện, xử lý bề mặt, cán kéo ép kim loại v.v… hoặc những ngành có liên quan, tán thành điều lệ Hội, có nhiệt tình hoạt động cho Hội, tự nguyện xin gia nhập Hội đều có thể được kết nạp làm hội viên của Hội khoa học kỹ thuật Đúc – Luyện kim Việt Nam. Hội có Hội viên cá nhân, Hội viên tập thế và Hội viên tán trợ.
– Hội viên cá nhân là công dân Việt Nam tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ Hội, làm đơn gia nhập Hội và được kết nạp vào Hội.
– Hội viên tập thể là các cơ quan quản lý, cơ quan khoa học – kỹ thuật, cơ sở giáo dục – đào tạo, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực Đúc – Luyện kim, tự nguyện hoạt động cho Hội, tán thành Điều lệ Hội, do người đứng đầu thay mặt làm đơn gia nhập Hội thì được kết nạp vào Hội.
– Hội viên tán trợ gồm người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài tán thành Điều lệ Hội, hỗ trợ tích cực cho các hoạt động của Hội thì được xem xét công nhận là hội viên tán trợ.
Ban chấp hành trung ương Hội quy định chi tiết các thủ tục kết nạp Hội viên.
Điều 6.- Hội viên có quyền:
– Thảo luận và biểu quyết mọi công việc của Hội, bầu cử và ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội, tham gia các tổ chức của Hội.
– Tùy theo điều kiện cụ thể và khả năng, Hội giúp đỡ, hỗ trợ hội viên, bỗi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện các công trình nghiên cứu và phát minh các sáng kiến sáng chế.
– Đựợc hưởng các quyền lợi tinh thần và vật chất do Hội quy định.
– Được tham gia các Hội khác.
– Có quyền xin ra khỏi Hội.
Điều 7.- Hội viên có nhiệm vụ:
– Tôn trọng điều lệ của Hội, thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội, tuyên truyền mở rộng ảnh hưởng của Hội, bảo vệ, nâng cao uy tín của Hội và phát triển hội viên mới.
– Tham gia các hoạt động của Hội, đóng Hội phí đầy đủ.
Đơn xin gia nhập VFMSTA (doc) | Đơn xin gia nhập VFMSTA (pdf)